Kqxsmt

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi(Chế bxh lck

【bxh lck】Tháp Chăm và chuyện ma hời

Đây,ápChămvàchuyệnmahờbxh lck những tháp gầy mòn vì mong đợi

(Chế Lan Viên - Trên đường về)

Tháp Chăm (tháp Champa, tháp Chàm, tháp Hời) là tên gọi quen dùng để chỉ một loại hình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng của người Chăm - một dân tộc đã hình thành vương quốc từ cuối thế kỷ 2, tồn tại đến năm 1832, có cương vực trải dài từ dãy Hoành Sơn ở phía bắc cho đến vùng Bình Thuận ngày nay, ở phía nam.

Theo tiếng Chăm, các đền tháp này gọi là kalan và được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần Ấn Độ giáo, Bà la môn giáo hay Phật giáo tùy theo tín ngưỡng thịnh hành của mỗi triều đại mà họ trị vì.

Tháp Chăm và chuyện ma hời - Ảnh 1.

Tháp Chiên Đàn

Lê Hồng Khánh

Tháp Chăm và chuyện ma hời - Ảnh 2.

Tượng tu sĩ Chăm Phú Hưng (tượng thần Shiva), chất liệu đá, niên đại thế kỷ thứ 9 - 10; là Bảo vật quốc gia

Lê Hồng Khánh

Ban đầu, các đền tháp được làm bằng gỗ nên thường xảy ra hỏa hoạn. Đến thế kỷ thứ 7, người Chăm chuyển sang xây dựng bằng các chất liệu bền vững (gạch, đá), tương tự các đền thờ tại miền Nam Ấn Ðộ.

Hàng trăm năm qua, những câu chuyện kỳ bí (Ma hời hú dưới trăng, Vàng hời đi ăn đêm, Nữ đồng trinh giữ của…) được lưu truyền trong dân gian ở nhiều địa phương dọc các tỉnh miền Trung, gắn với những nơi có các phế tích tháp Chăm cùng những địa danh như Gò Gạch, Rừng Cấm, Gò Tháp…

Sử cũ Trung Hoa có nhắc đến nhiều vị thiền sư phương Bắc từng đến vương quốc Chăm, thăm kinh đô Trà Kiệu. Họ kể lại và tỏ ra kinh ngạc khi nhìn thấy ở vương quốc này có nguyên một "ngọn núi vàng", các hòn đá ở đây đều màu đỏ và ở giữa có một thỏi vàng; vàng cũng có ở lòng sông, muốn lấy thì tát cho nước sông cạn mà nhặt. Vua Chăm từng có những hòn ngọc quý làm cho hoàng đế nhà Đường say mê, nó to bằng quả trứng gà, trong như pha lê và bọc vào trong lá "khổ ngải" thì tỏa ra những tia đỏ như lửa.

Lời kể chắc chắn đã có những lệch lạc, khúc xạ, nhưng vẫn cho thấy một sự thật ở vương quốc Chăm cổ, đặc biệt là ở kinh thành Trà Kiệu, vàng bạc đã được khai thác trong tự nhiên và sử dụng làm đồ trang sức cho con người, trang trí các cung điện, đền tháp khá phổ biến.

Người Chăm và văn hóa Chăm cùng vô vàn những câu chuyện hư hư thực thực về các đền tháp linh thiêng vừa kích thích trí tưởng tượng của mọi người, đồng thời gợi cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học nghệ thuật…

Tôi tìm và nhặt như đứa trẻ tìm nhặt viên sỏi nhỏ

(Inrasara - Ngụ ngôn của đất)

Sau khi vương quốc Chăm lụi tàn, các đền tháp Chăm cũng đã chìm vào lãng quên hàng thế kỷ. Cho đến cuối thế kỷ 19, việc phát quang, tìm kiếm và nghiên cứu về tháp Chăm mới được tiến hành, gắn với tên tuổi của các nhà khảo cổ học người Pháp và phương Tây như M.C Paris, Louis Finot, Launet de Lajonquere, Henri Parmentier...

Đến nay, các nhà khoa học từ Âu, Mỹ và nhiều quốc gia khác vẫn tìm đến VN để nghiên cứu về các đền tháp Chăm, và ở trong nước cũng đã hình thành một đội ngũ các nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc Chăm ngày càng có uy tín trong học giới, có mặt trong hầu hết các dự án nghiên cứu văn hóa Chăm.

Cùng với hành trình của các nhà khoa học, cần mẫn và gian khổ tìm về quá khứ, còn có một "âm bản" khác, đó là cuộc săn vàng và cổ vật của những người đi tìm kho báu và các tay chơi đồ cổ. Họ kín đáo lắng nghe những truyền ngôn dân gian, lặn lội đến những khu rừng cấm trong đêm hôm khuya khoắt, mò mẫm vào những đền tháp Chăm đổ nát tựa như những bóng ma. Đến một lúc nào đó, chính họ cùng với hành tung đầy bí ẩn cũng đã trở thành những giai thoại ly kỳ, hấp dẫn.

Bên cạnh việc tìm hiểu các tháp Chăm còn tồn tại trên mặt đất, càng về sau, các nhà khoa học càng chú tâm khảo sát, khai quật những đền tháp đã bị sụp đổ, thậm chí gần như mất hết dấu vết trên mặt đất.

Tháp Chăm và chuyện ma hời - Ảnh 3.

Nhà khảo cổ học Henri Parmentier (trái), con gái của ông và kiến trúc sư Jean-Yves Claeys tại di tích khảo cổ Trà Kiệu

Tư liệu chụp đầu thế kỷ 20

Theo các cơ quan quản lý cũng như các nhà nghiên cứu, đến nay ngoài nhóm tháp nguyên vẹn hoặc nguyên vẹn một phần, trên lãnh thổ VN đã được khảo tả tương đối đầy đủ, hiện còn các đền tháp đã bị tàn phá ở mức độ gần như không còn nhìn thấy trên mặt đất. Thống kê (chưa thật sự đầy đủ), từ Bắc vào Nam có các phế tích sau đây: Di chỉ tháp Phong Lệ (thế kỷ 10, Đà Nẵng), di chỉ tháp Cấm Mít (trước thế kỷ 13, Đà Nẵng), di chỉ tháp Mắm (thế kỷ 12, Bình Định), nhóm đền tháp Đồng Dương (thế kỷ 9, Quảng Nam), di chỉ tháp Trà Kiệu (cuối thế kỷ 1, đầu thế kỷ 2, Quảng Nam), di chỉ tháp Khánh Vân (thế kỷ 12, Quảng Ngãi), di chỉ tháp Chánh Lộ (thế kỷ 10 - 11, Quảng Ngãi), di chỉ tháp Núi Bút (thế kỷ 10 - 11, Quảng Ngãi), tháp Bàu Đá (thế kỷ 11, Bình Định), tháp Bàu Sen (thế kỷ 11, Bình Định)…

Ngày nay, người Chăm đã trở thành một dân tộc trong khối cộng đồng 54 dân tộc anh em của đại gia đình các dân tộc VN. Các đền tháp Chăm nói riêng, nền văn hóa Chăm nói chung, vừa là di sản của người Chăm lưu truyền qua nhiều thế hệ, vừa là tài sản tinh thần chung của đất nước và con người VN, đồng thời cũng là những giá trị văn hóa đặc sắc mang tầm nhân loại. Nhiều tác phẩm điêu khắc thuộc nền văn hóa Chăm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, nhiều đền tháp Chăm được Bộ VH-TT-DL xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, cùng nhiều lễ hội hiện vẫn còn đang thực hành trong cộng đồng người Chăm đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sự kiện tổ chức UNESCO công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 cũng chính là sự khẳng định giá trị có một không hai của các đền tháp Chăm trên lãnh thổ VN, còn tồn tại trên mặt đất hay chỉ còn là những dấu tích chìm sâu trong lòng đất. (còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap